This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, July 15, 2011


Description of the video


BẠN CÓ NHỚ HÌNH ẢNH NGƯỜI NGHỆ SỸ CHƠI ĐÀN VIOLON TRONG ĐOÀN BIỂU TÌNH KHÔNG ? NGƯỜI NGHỆ SỸ GIÀ NÀY BỊ HỐT LÊN 1 CHIẾC XE BUS CŨNG VỚI 1 SỐ NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG CHƯA NHÂN DIỆN ĐƯỢC .

ANH MẶC ÁO TRẮNG ĐEO KÍNH, ANH ĐÃ GIẢI CỨU ĐƯỢC MỘT NGƯỜI NHƯNG BẢN THÂN ANH ẤY BỊ BẮT

ANH MẶC ÁO SỌC XANH MANG MẮT KIẾNG BỊ BẮT

NGƯỜI PHỤ NỮ DẮT XE ĐẠP BỊ BẮT TRÊN NGỰC CÓ 3 CHỮ HS-TS-VN LÀ CÔ DƯƠNG THỊ XUÂN

ANH MẶC ÁO THUN XANH TAY CẦM CHAY NƯỚC BỊ BẮT

HÌNH NÀY THÌ NHÌN VÀO LÀ BIẾT LIỀN CA CHÌM ĐANG KÉO ANH MẶC ÁO XANH

1 BÁC LỚN TUỔI ÁO TRẮNG BỊ KÉO ĐI…

NGƯỜI PHỤ NỮ MẶC ÁO HỒNG VÀ CHÚ BÉ CON CHỊ ĐÃ BỊ BẮT

NGƯỜI PHỤ NỮ MẶC ÁO HOA XANH BỊ BẮT

ANH MẶC AO THUN XANH BỊ BẮT SAU KHI ĐÃ RỜI ĐOÀN BIỂU TÌNH CHỪNG 200M

ANH MẶC ÁO SỌC ĐỎ, ĐỘI MŨ TAI BÈO BỊ BẮT

CÔNG AN CHÌM GIẬT XÉ BIỂU NGỮ NGAY TẠI CHỖ.

QUANG CẢNH BUỔI BẮT BỚ NHỮNG NGƯỜI DÁM THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC.




XE BUS BẮT NGƯỜI…

Biển Đông lên bàn hội nghị khu vực

Bản đồ Biển Đông
Căng thẳng hiện thời tại Biển Đông sẽ là một trong các chủ đề thảo luận của Hội nghị Khu vực Asean sắp họp tại Bali, Indonesia.
Hội nghị này (Asean Regional Forum - ARF) bắt đầu nhóm họp ngày thứ Bảy 16/07 và kết thúc ngày 23/07.
Tổng thư ký Hiệp hội Asean, ông Surin Pitsuwan, nói ông hy vọng rằng cuộc họp sẽ cho các ngoại trưởng Asean và đối tác, trong đó có cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, cơ hội đối thoại một cách xây dựng về các bất đồng liên quan tuyên bố chủ quyền.
Tranh chấp Biển Đông là vấn đề đã đi khỏi phạm vi biên giới các quốc gia đơn lẻ, và theo giới chuyên gia nhận định, nó đã trở thành vấn đề của khu vực.
Hai nước hiện đang có bất đồng mạnh mẽ nhất với Trung Quốc quanh chủ quyền tại các quần đảo và vùng biển ở Biển Đông là Việt Nam và Philippines.
Hoa Kỳ cũng đóng vai trò khi khẳng định sự hiện diện của mình tại đây với vị thế của một "cường quốc Thái Bình Dương".
Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen mới đây trong chuyến thăm Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng các vụ đụng chạm có thể leo thang để trở thành xung đột vũ trang, gây nguy cơ cho hòa bình khu vực.

Phép thử cho Asean

Giới quan sát cho rằng giải quyết căng thẳng ở Biển Đông có thể được xem như bài toán thử cho khối Asean.
Asean có lợi thế là tổ chức khu vực, chủ trương cùng tồn tại hòa bình và hợp tác.
Tuy nhiên, một điều có thể cản trở vai trò hòa giải của khối là lâu nay các nước Asean bị Bắc Kinh chỉ trích đã dựa vào nhau và vào Hoa Kỳ để đối chọi lại với Trung Quốc.
Đang có một số bình luận, như của tác giả Simon Tay trong bài báo đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hôm thứ Sáu 15/07, đề xuất 'hòa giải' trong vấn đề Biển Đông.
Ông Tay nói quan hệ Trung Quốc-Asean quá quan trọng để mà bị ảnh hưởng bởi một vấn đề riêng lẻ, liên quan tới quyền lợi của một, hai quốc gia đơn lẻ.
Điều này có thể không được nhiều người ở Việt Nam hay Philippines đồng tình, nhưng nó phản ánh phần nào lập trường của báo chí chính thức ở Trung Quốc.
Tác giả Simon Tay cũng nói hội nghị ARF sắp diễn ra có thể là môi trường để các quốc gia thảo luận một cách hòa bình, hòa hiếu và xây dựng.
Trong khi đó, ngay trước thềm ARF, Philippines lên tiếng bác bỏ quan điểm khăng khăng chỉ đàm phán song phương của Trung Quốc.

Đàm phán đa phương

Báo chí Philippines cũng trong thứ Sáu 15/07 dẫn lời người phát ngôn của Tổng thống Philippines nói không thể chấp nhận lập trường của Bắc Kinh và các cuộc đàm phán về Biển Tây Philippine (Biển Đông) cần được tiến hành theo phương thức đa phương dưới giám sát của Liên Hiệp Quốc.
Người phát ngôn Edwin Lacierda được dẫn lời nói trong một cuộc họp báo rằng ngay cả khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc trong năm nay, chủ trương của Philippines sẽ không thay đổi.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Tây Philippine".
"Ngoại trưởng Albert del Rosario đã tuyên bố lập trường đó, tuy rằng dường như vẫn có sự phân vân bên phía Trung Quốc về việc tuân thủ phán quyết luật pháp của Liên Hiệp Quốc."
Philippines tự tin cho rằng đa số các nước thành viên của Asean ủng hộ lập trường đa phương này.

Hải quân Việt-Mỹ bắt đầu hoạt động chung

Đại tá Nguyễn Văn Lâm, Phó Tư lệnh vùng 3 hải quân, chào đón Chuẩn đô đốc Tom Carney

Tin cho hay đợt hoạt động chung giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam đã bắt đầu sáng thứ Sáu 15/07 tại Đà Nẵng.
Ba tàu hải quân Mỹ, bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50) đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu đợt hoạt động kéo dài tới ngày 21/07.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay, tham gia các hoạt động giao lưu và tập luyện chung với hải quân Việt Nam bên cạnh ba chiến hạm nói trên còn có thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.
Riêng thủy thủ đoàn của ba tàu chiến đã là gần 700 người, kể cả dân sự.
Đứng đầu phía Mỹ trong hoạt động này là Chuẩn đô đốc Tom Carney, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Tư Lệnh, Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương.
Trước chuyến thăm, quan chức hai bên đưa ra các thông tin với lời lẽ cẩn trọng.
Việt Nam nhấn mạnh đây chỉ là 'hoạt động thường kỳ và đã được định sẵn', cho dù nó diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, khiến nhiều người bình luận rằng đây là hành động 'tìm đối trọng' của Việt Nam.
Các thông cáo từ phía Mỹ cũng chỉ gọi đây là "hoạt động giao lưu hải quân" và các cuộc huấn luyện như về cứu hỏa, hoa tiêu, lặn và cứu hộ... ngày 18/07-19/07 không cho báo giới tiếp cận quan sát và đưa tin.
Trung Quốc đã từng chỉ trích hoạt động chung lần này giữa hải quân Mỹ và Việt Nam, nói đáng ra nó phải được lên kế hoạch lại vì tình hình phức tạp trong khu vực.

Tăng cường quan hệ

Thông cáo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 15/07 nói chương trình hợp tác "sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến, các trao đổi kỹ năng trong lãnh vực điều khiển và bảo trì tàu", cùng với các dự án hành động dân sự y tế và nha khoa, các chuyến thăm tàu, các buổi biểu diễn âm nhạc, các dự án cộng đồng và các sự kiện thể thao.
Sẽ không có hoạt động tập trận hay bắn đạn thật.
Dù vậy, sự hiện diện của ba tàu hải quân Hoa Kỳ, trong đó có khu trục hạm hàng đầu Chung-Hoon, ngoài khơi Đà Nẵng cũng gửi đi thông điệp rằng Mỹ vẫn duy trì vai trò cường quốc hải quân tại châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời quyết tâm phát triển quan hệ quân sự với các nước nhỏ hơn trong khu vực.
Lính  biên phòng Việt Nam tại Đà Nẵng, đằng sau là USS Chung-Hoon
Tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ở Việt Nam trong thời gian bảy ngày
Chuẩn đô đốc Tom Carney nói với các nhà báo có mặt tại lễ đón ở cảng Tiên Sa sáng thứ Sáu: "Chúng tôi đã hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông 50-0 năm nay, từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần II".
"Chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện nhiều thập niên nay, và không hề có ý định từ bỏ các hoạt động như vậy."
Trong những năm gần đây, hải quân Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam.
Năm 2009, các sỹ quan Việt Nam được mời ra thăm hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis (CVN 74) đậu ở ngoài khơi.
Tàu tiên phong của Hạm đội 7 USS Blue Ridge (LCC 19) và tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) do hạm trưởng Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt, chỉ huy đã thăm Việt Nam vào tháng 11/2009.
Đại sứ quán Mỹ nói năm 2010, đoàn cán bộ Việt Nam đã thăm tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) trong khi tàu USS John S. McCain (DDG 56) thăm Đà Nẵng. Tàu bệnh viện USNS Mercy cũng thăm Việt Nam vào tháng 5/2010 theo chương trình hỗ trợ nhân đạo đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership).
Tàu hải quân Mỹ cũng được sửa chữa tại Việt Nam, như tàu USNS Safeguard (T-ARS 50) đã được sửa chữa tại Sài Gòn vào tháng 8-9/ 2009; và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh, cảng Quốc Tế Ba Ngòi, vịnh Vân Phong vào tháng 2-3/2010.